Lịch sử Piaggio

Xem thêm: Vespa

Hãng được thành lập bởi Rinaldo Piaggio tại Genoa vào năm 1884. Lúc đầu Piaggio sản xuất tàu thuỷ và sau đó là đầu máy và toa xe lửa. Trong Thế chiến I, hãng tập trung vào sản xuất máy bay và thuỷ phi cơ. Hãng mở rộng hoạt động tại Pisa vào năm 1917 và tại Pontedera vào năm 1921. Trong Thế chiến II, hãng sản xuất oanh tạc cơ. Các nhà máy của Piaggio là mục tiêu đánh phá của quân Đồng Minh. Sau Thế chiến II, nền kinh tế của Ý bị tê liệt và tình trạng đường sá bị hư hỏng nặng khiến việc tái phát triển thị trường ô-tô trở nên khó khăn. Con trai của Rinaldo Piaggio là Enrico Piaggio quyết định rời khỏi lĩnh vực hàng không để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về phương tiện di chuyển hiện đại và chi phí chấp nhận được. Từ đó ý tưởng về phương tiện giá rẻ cho công chúng ra đời.

Kĩ sư hàng không Corradino D'Ascanio, người chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng máy bay trực thăng hiện đại đầu tiên của Agusta, được Enrico Piaggio đề nghị thiết kết chiếc xe đơn giản, mạnh và giá cả chấp nhận được. Chiếc xe này phải dễ lái cho cả nam và nữ, có thể chở thêm người, không làm dơ bẩn quần áo người lái. Năm 1946, Piaggio giới thiệu chiếc scooter Vespa (tiếng Ý có nghĩa là ong bắp cày) huyền thoại với hơn 1 triệu chiếc được sản xuất trong 10 năm.

Phát triển

Với dòng tiền mạnh có từ sự thành công của Vespa, Piaggio đã phát triển các sản phẩm khác, trong đó có chiếc xe hơi nhỏ Vespa 400 vào năm 1957.

Năm 1959, Piaggio chịu sự kiểm soát của gia đình Agnelli, chủ của hãng xe Fiat SpA. Do quyền sở hữu rộng hơn của Fiat trong nền công nghiệp của Ý, năm 1964 hai bộ phận (hàng không và mô-tô) của hãng được chia thành 2 công ty độc lập. Bộ phận hàng không được đặt tên là IAM Rinaldo Piaggio. Ngày nay công ty máy bay Piaggio Aero nằm dưới sự kiểm soát của gia đình Piero Ferrari, họ cũng nắm giữ 10% của hãng xe Ferrari.

Năm1969 công ty mô-tô mua Gilera.

Thay đổi chủ sở hữu

Năm 1959, Piaggio chịu sự kiểm soát của gia đình Agnelli, chủ của hãng xe Fiat SpA. Vespa tiếp tục phát triển mạnh cho đến năm 1992 khi Giovanni Alberto Agnelli trở thành giám đốc điều hành (CEO), nhưng Agnelli đã bị ung thư và mất vào năm 1997. Năm 1999 Morgan Grenfell Private Equity mua lại Piaggio, nhưng kế hoạch kinh danh đầy triển vọng vấp phải sự thất bại trong liên doanh ở Trung Quốc. Ở Ý, Piaggio đầu tư 15 triệu euro (19,4 triệu đô-la Mĩ) cho mẫu xe mô-tô mới, nhưng đã từ bỏ nó sau khi xây dựng mô hình mẫu. Cuối năm 2002, công ty nợ đến 577 triệu euro trên tổng doanh thu 945 triệu euro, và thiệt hại 129 triệu euro.

Tháng 10 năm 2003, Roberto Colaninno đầu tư 100 triệu euro thông qua công ty Immsi SpA của ông để đạt được cổ phần ngay 1/3 của Piaggio và có quyền vận hành công ti. Giám đốc điều hành Rocco Sabelli tái cấu trúc nhà xưởng theo các nguyên tắc của Nhật Bản để chiếc scooter Piaggio có thể lắp ráp trên bất cứ dây chuyền nào. Sau đó Piaggio mua lại hãng sản xuất scooter và mô-tô Aprilia, cùng với đó là hãng sản xuất mô-tô Moto Guzzi vốn dưới quyền sở hữu của Aprilia.

Năm 2006, Piaggio lên Sàn giao dịch chứng khoán Milan và trở thành công ty đại chúng.

Tháng 4 năm 2006. công ty đầu tư Mubadala, thuộc sở hữu của chính quyền Abu Dhabi, mua 35% giá trị tài sản của Piaggio Aero nhằm phát triển sản phẩm mới.[2]